Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Bệnh đau nhức toàn thân (Fibromyalgia)

Fibromyalgia là một căn bệnh kỳ lạ, đến thăm nhiều người chúng ta. Trong 100 người chúng ta, có 2 đến 8 người bị (2-8%). 

Căn bệnh này hành người bệnh thường xuyên: Đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ, và thêm các triệu chứng khác nữa. Tiếng Việt, xin gọi nó là “bệnh đau gân cốt-bắp thịt”, hay, để dễ hiểu hơn, “bệnh đau nhức toàn thân”. Phụ nữ mang bệnh đau nhức toàn thân nhiều hơn đàn ông. Bệnh hay bắt đầu trong khoảng tuổi 30-55, tuy có thể xuất hiện sớm ở trẻ con hoặc trễ ở người cao tuổi hơn.

Bệnh đau nhức toàn thân (Fibromyalgia)

Mọi lứa tuổi, phụ nữ luôn cảm nhận cái đau mạnh hơn đàn ông. (Chúng ta thấy, trước những niềm đau thể xác hay tinh thần, phụ nữ thường buồn khổ, mau nước mắt hơn đàn ông). Người có tuổi cảm nhận cái đau nhiều hơn người trẻ. Người ta chưa rõ có phải vì vậy, phụ nữ mang bệnh đau nhức toàn thân nhiều hơn đàn ông, và người có tuổi hay bị bệnh này hơn người trẻ tuổi. Bệnh có thể di truyền, đôi khi trong một nhà có nhiều người cùng bị.

Triệu chứng

Căn bệnh cho rất nhiều triệu chứng:

- Đau nhức

Bệnh gây đau ở nhiều chỗ, gần như chẳng chỗ nào không: đau khắp thân người, đau tay, đau chân, đau cả cột sống. Cái đau cảm thấy trên da (skin), trong bắp thịt (muscles), gân (ligaments), xương (bones). Nhiều điểm trên cơ thể người bệnh (gáy, cổ, vai, lưng, xương sườn, khuỷu tay, hông, đùi, đầu gối) đau thốn khi được ấn sờ trong lúc bác sĩ thăm khám. Có người chỗ nào cũng đau khi bị sờ đến.

Bệnh đau nhức toàn thân (Fibromyalgia)

Cái đau nó lại như có chân, nay chỗ này mai chỗ khác, khi nhiều khi ít. Đau tăng thêm vào những lúc trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, hoạt động nhiều hơn bình thường, khi tinh thần căng thẳng, ngủ không ngon giấc, và lúc có kinh. Người bệnh thường thấy cứng người (stiffness) vào buổi sáng hoặc sau khi nằm, ngồi yên ở một vị thế hơi lâu. Vùng đau nhức như sưng lên, tuy thực sự, không có dấu chứng sưng phù ở vùng đau nhức.

- Mệt mỏi

Đa số người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Có người gần như chẳng khi nào thấy khỏe, lúc nào cũng uể oải, không có sức làm việc. Có người mệt ít thôi, do vui vẻ chấp nhận cái mệt, vì cái mệt đã làm bạn với họ từ lâu lắm rồi, nên nay đã trở thành quen thuộc. 

- Khó ngủ

Bệnh đau nhức toàn thân (Fibromyalgia)


Gấc ngủ thường xuyên xáo trộn. Người bệnh khó dỗ giấc ngủ, hoặc hay thức giấc trong đêm. Giấc ngủ lại không sâu, sáng dậy vẫn có cảm giác mệt mỏi, ngủ không đủ. Ngủ không ngon giấc ban đêm càng làm tăng thêm cái đau nhức luôn có.

- Các triệu chứng thần kinh

Người bệnh hay bị nhức đầu căng thẳng (tension headache) hoặc nhức đầu một bên (migraine headache) hơn người bình thường. Một khảo cứu cho thấy 84% những người bệnh fibromyalgia than thấy tê (mất cảm giác hoặc có cảm giác như kiến bò). Chỗ nào trên cơ thể cũng có thể bị tê, và nay tê chỗ này mai chỗ khác. Có người thấy như nhiều chỗ trên cơ thể không đủ máu đến nuôi. Khó tập trung tư tưởng, đãng trí, hay quên cũng thường xảy ra.

- Nhạy cảm

Nhiều người bệnh đau nhức toàn thân rất nhạy cảm. Họ nôn nao khó chịu khi ngửi mùi (mùi thức ăn, mùi dầu thơm, ...), khi nhìn ánh sáng mạnh, khi nghe tiếng động lớn. Dùng thuốc, họ cũng hay bị thuốc gây phản ứng bất lợi.

Các triệu chứng khác

Khô mắt, nhìn những vật ở gần không rõ, chóng mặt, ... Có người nghẹt mũi, chảy mũi. Có người đau ngực, hồi hộp, khó thở.

Các triệu chứng tiêu hóa cũng thường xảy ra: khó nuốt, nóng ngực (heartburn), đầy hơi, ruột làm việc bất thường gây đau bụng, lúc tiêu chảy lúc bón. Có người đi tiểu nhiều lần, khó nín tiểu, đau vùng bọng đái. Phụ nữ có bệnh đau nhức toàn thân hay than đau vùng bụng dưới, đau bụng lúc có kinh, đau khi giao hợp.

Chữa trị

Bệnh đau nhức toàn thân gây đau nhức, chúng ta khổ sở, nhưng thực sự không gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể. Bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, lúc nặng lúc nhẹ. Đến nay, chưa có cách nào chữa khỏi hẳn bệnh.

Bệnh đau nhức toàn thân (Fibromyalgia)

1. Chữa trị bằng thuốc

Hai thuốc được nghiên cứu kỹ và được xem đem lại nhiều kết quả nhất là Elavil và Flexeril, dùng 1 đến 3 tiếng trước giờ đi ngủ. [Hai thuốc này không thuộc nhóm thuốc ngủ (hypnotics), nhưng hay khiến ta buồn ngủ, nên dùng chúng vào buổi tối tốt hơn dùng ban ngày].

Vài đêm đầu khi mới dùng thuốc, và mỗi khi lượng thuốc được tăng lên, người dùng thuốc có thể nằm mơ, gặp mộng ác, ngủ nhiều hơn, hoặc cảm thấy dật dừ ngày hôm sau. Các phản ứng bất lợi này có thể sẽ thuyên giảm dần, bạn không nên vội vã bỏ thuốc. Điểm quan trọng khác cần biết: có khi phải dùng thuốc liên tục 4-6 tuần, thuốc mới bắt đầu cho kết quả tốt.

Lượng thuốc được tăng dần cho đến khi bạn ngủ ngon ban đêm, nhưng không bị dật dừ ban ngày. Thuốc có thể gây khô miệng, bón, khó tiểu, ... Với hai thuốc, nếu thuốc này gây nhiều phản ứng khó chịu quá, ta có thể dùng thuốc kia. Hoặc có thể dùng thêm các thuốc mới chữa sầu buồn như Prozac, Zoloft, Paxil, Effexor với lượng thấp.

Trong trường hợp bệnh đau nhức toàn thân, thuốc Tylenol chống đau khá tốt. Các thuốc “chống đau không có chất steroid” như Motrin, Advil, Naprosyn, ... chúng ta có thể dùng thử, nhưng sau khi thử vài thuốc, nếu không cho kết quả tốt, nên ngưng. Dùng lâu dài, những thuốc này có thể làm hại thận, hoặc gây chảy máu bao tử.

Nên tránh dùng các thuốc ngủ (hypnotics), hay thuốc chống đau có chất nha phiến như Tylenol số 3, Vicodin, .., vì ngoài tác dụng gây nghiện, thuốc còn làm xáo trộn giai đoạn ngủ sâu (deep sleep) của giấc ngủ. Khi giai đoạn ngủ sâu của giấc ngủ xáo trộn, cái đau do bệnh đau nhức toàn thân sẽ tăng hơn.

2. Thay đổi lối sống

Vai trò của giấc ngủ rất quan trọng trong bệnh đau nhức toàn thân: ngủ ngon, đau ít, ngủ không ngon, đau nhiều. Có rất nhiều phương cách giúp bạn ngủ ngon hơn: vận động đều đặn, tránh dùng thuốc lá, cà-phê, rượu, giữ phòng ngủ thoải mái (không nóng, không lạnh, không ồn ào, không ánh sáng), ...

Bệnh đau nhức toàn thân (Fibromyalgia)

Các căng thẳng tinh thần nên tối thiểu. Ở đời, không thể không lo, nhưng trong các cái lo lớn nhỏ, ta vẫn có thể khéo chọn cái để lo, cái vất sọt rác, cái... nhờ người khác lo dùm. Lo nhiều, căng thẳng lên cao, ta sẽ cảm nhận cái đau nhiều hơn.

Những ngày khỏe khoắn, bạn cứ bình tĩnh, từ từ, đừng ham công tiếc việc, phí sức, làm việc ào ào không ai can nổi, rồi sau đó mệt quá, đau thêm, lại nằm rên suốt mấy ngày kế tiếp. Ngược lại, vào những lúc đau nhiều, bạn có thể tìm những thú vui lành mạnh giúp quên đau. Khi say mê ta thấy bớt đau (nhưng đừng để những say mê khiến ta quên ăn, mất ngủ). 

3. Vận động

Tất cả các tài liệu viết về bệnh đau nhức toàn thân đều nhấn mạnh vai trò của vận động trong sự chữa trị bệnh này. Thuốc men có thể giúp bạn bớt đau nhức, nhưng tác dụng giảm đau của thuốc không kéo dài nếu bạn không thường xuyên vận động. Không thường xuyên vận động sẽ làm cơ thể suy nhược, thịt xương, gân cốt mất dẻo dai, khiến bạn thấy đau nhiều hơn.

Tốt nhất là những thể dục năng động (aerobic exercises) nhẹ (low-impact), ít đặt sức nặng trên xương cốt như bơi lội, vận động dưới nước (water exercise), đạp xe đạp tại chỗ (stationary bicycling), chèo thuyền... ở nhà (rowing machines).

Bệnh đau nhức toàn thân (Fibromyalgia)

Khởi đầu chỉ cần ngày tập ngày nghỉ, mỗi lần chỉ cần 5 phút. Ngày hôm sau nếu có hơi đau chút, không sao. Bạn từ từ tăng dần thời gian và mức độ vận động, cho tới khi bạn có thể vận động ít nhất 20-30 phút mỗi lần, ít nhất 4 lần mỗi tuần. Rồi, khi bạn đã lên được mức độ tập luyện như vậy, bạn có thể chuyển sang những vận động đặt sức nặng trên xương cốt (high-impact exercises) như đi bộ, chạy chậm chậm (jogging), đánh tennis. Kiên nhẫn là mẹ thành công bạn ạ. Nỗ lực vận động của bạn sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp sau vài tháng.

Không có một chương trình chữa trị như trên: Bạn hiểu rõ về căn bệnh, dùng thuốc đều theo đúng chỉ dẫn, thay đổi lối sống cho phù hợp với căn bệnh của mình và thường xuyên vận động - căn bệnh đau nhức toàn thân của bạn sợ khó thuyên giảm. 






Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Phong tê thấp: Mối lo ngại khi mùa đông đến


Bệnh phong tê thấp ở mức nặng có thể gây tê liệt một bên cơ thể của người bệnh, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sức khoẻ của họ...

Được biết đến là căn bệnh kinh niên, tới giờ chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh tê thấp. Tỉ lệ mắc bệnh hiện nay ngày một gia tăng do lối sống và dinh dưỡng không phù hợp. Thậm chí có những trường hợp chỉ mới 15 tuổi cũng có dấu hiệu của căn bệnh này. Bởi thế, nắm vững những kiến thức cần thiết về bệnh phong tê thấp là điều ai cũng cần làm.

 Phong tê thấp: Mối lo ngại khi mùa đông đến


Những điều cần biết về bệnh tê thấp

Tê thấp không dùng cho một bệnh nhất định mà là tên chung cho một chứng bệnh. Chứng bệnh này gây đau chủ yếu ở cơ bắp và khớp. Cơn đau tập trung vào các bộ phận kết nối trong cơ thể. Một số căn bệnh mang chứng bệnh này như gút, viêm cơ đa phát, đau cơ xơ, viêm khớp xương, viêm dây chằng,…

 Phong tê thấp: Mối lo ngại khi mùa đông đến


Các bác sỹ nhận định tỉ lệ mắc bệnh phong tê thấp có liên quan chặt chẽ với tuổi tác, giới tính. Bệnh đặc biệt ảnh hưởng tới nữ giới, nhất là sau khi mãn kinh. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ mắc bệnh này chiếm tỉ lệ cao gấp 3 lần so với nam giới.

Phong tê thấp là chứng bệnh thường gặp ở người già

Ngoài ra, qua nghiên cứu cho thấy, béo phì có liên quan phần nào đến bệnh viêm khớp, một trong những căn bệnh mang chứng bệnh này.

Công việc cũng ảnh hưởng đến khả năng mang bệnh. Một số công việc dễ khiến người lao động bị bệnh viêm khớp xương như: người lao động nặng, vận động viên... Nguyên nhân chủ yếu do xương sụn trong khớp bị đè nặng thường xuyên nên dễ bị mài mòn và thương tổn, từ đó sinh ra bệnh.

Triệu chứng

Triệu chứng chủ yếu của tê thấp là chứng đau, đó là một phần gây chướng ngại chức năng. Chứng đau phổ biến nhất là đau khớp, các bộ phận kết nối với khớp. Thêm vào đó, chứng đau ở chân tay và khắp cơ thể cũng có thể gây biến chứng phù tạng và dây thần kinh. Ngoài ra đau thường xuyên ở cổ, vai, lưng nói chung cũng là những biểu hiện của tê thấp, có trường hợp bệnh đi kèm theo chứng sưng khớp.

 Phong tê thấp: Mối lo ngại khi mùa đông đến

Đau lưng là biểu hiện thường thấy của tê thấp.
Nguyên nhân


Chứng tê thấp được xem là bệnh nan y, việc xác định nguyên nhân bệnh chính vẫn là việc khó khăn. Các bác sỹ cho biết tê thấp có rất nhiều nguyên nhân từ di truyền, miễn dịch đến viêm nhiễm, môi trường… Tất cả nguyên nhân đều có quan hệ nhất định. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân chính rất phức tạp.

 Phong tê thấp: Mối lo ngại khi mùa đông đến


Từ việc khó phát hiện nguyên nhân chủ yếu, đến nay chứng tê thấp chưa có tiêu chuẩn để chẩn đoán, gây khó khăn cho việc điều trị.

Ảnh hưởng

Cơn đau của tê thấp khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, những khi thời tiết thay đổi cơn đau càng mạnh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như khả năng vận động của người bệnh. Để bệnh nặng có thể gây dị hình khớp, liệt, tàn tật, gây suy giảm khả năng miễn dịch và chức năng của nội tạng, thậm chí bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách, phát hiện quá muộn.
Điều trị

Tê thấp vốn có triệu chứng không rõ rệt ở thời kỳ đâu, hầu hết là các triệu chứng mệt mỏi dễ bị bỏ qua như sưng khớp, đau cơ bắp, mồm và mắt khô, cho nên người bệnh dễ phớt lờ. Về căn bản, bệnh không thể chữa dứt điểm, tuy nhiên, người bệnh có thể ngăn chặn sự tác động của bệnh bằng các biên pháp Đông y. Bạn có có thể đến các viện uy tín để được khám, chuẩn đoán và dùng thuốc đúng loại. Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng để hạn chế sự phát triển của bệnh.
Cách phòng tránh

 Phong tê thấp: Mối lo ngại khi mùa đông đến

Tập luyện mỗi ngày để chống lại bệnh xương khớp mùa đông

Theo TS. Vũ Thị Lừu, chuyên khoa Nội, bệnh viện E, để ngăn chặn bệnh tê thấp, mọi người cần tăng cường vận động và xây dựng lối sinh hoạt điều độ. Khi bị tê nhức chân tay, bạn không nên nghỉ ngơi hoàn toàn, vận động ở mức độ hợp lí có thể giúp tăng cương lưu thông máu, khiến cơn đau nhức được loại bỏ. Bạn nên tham gia một số môn thể thao như bơi, chạy bộ hoặc chọn các bài aerobic nhẹ...

Cần uống đủ nước để sụn và xương dẻo dai, nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin A (rau củ màu đỏ), vitamin C (trái cây họ cam, chanh, cà chua), vitamin E (trà xanh, lạc) để giúp cơ thể có hệ miễn dịch khoẻ mạnh, chống lại được các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh này, bạn cần đảm bảo giữ ấm cho mọi thời điểm, nhất là vào mùa lạnh. Việc để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh, ẩm dễ khiến bạn bị tê thấp.



Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo


Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn